HƯỚNG DẪN CÁCH TỰ HỌC ORGAN CƠ BẢN TẠI NHÀ

HƯỚNG DẪN CÁCH TỰ HỌC ORGAN CƠ BẢN TẠI NHÀ

Hiện nay có rất nhiều các loại nhạc cụ cho các bạn lựa chọn để tự học như Piano, Guitar, … Theo thống kê môn nhạc cụ được nhiều bạn theo học nhất là Piano và Organ. Hôm nay Nắng Hồng Music sẽ chia sẻ và hướng dẫn cho các bạn cách tự học organ tại nhà . Những thông tin sau nhằm giúp các bạn tự học organ tại nhà mà không mất nhiều thời gian và kinh phí.

  1. Những lợi ích của việc tự học organ tại nhà:

  • Giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
  • Tạo niềm vui, giải tỏa căng thẳng, giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc .
  • Giúp bạn rèn luyện được tính kiên nhẫn trong mọi việc.
  1. Hướng dẫn học organ tại nhà:

  • Bước 1: học thuộc 7 nốt nhạc cơ bản.
  • Bước 2 : Nắm chắc kiến thức nhạc lý.
  • Bước 3: Tập luyện nghe thật nhiều.

 

học organ
học organ

Khi học đàn organ bạn phải tập luyện nghe thật nhiều . Việc thực hiện kỹ năng nghe sẽ giúp bạn giải mã hợp âm rất tốt.

Khi biết cách lắng nghe và cảm nhận từng nốt nhạc bạn sẽ nắm bắt được cảm xúc trong từng bản nhạc.

  • Bước 4 : Học thuộc các thế bấm hợp âm trưởng/ thứ sau :

    • Hợp âm trưởng :

C – Đô trưởng : Đô – Mi – Sol ( C-E- G).

D – Rê trưởng : Rê – Fa# – La ( D- F# – A)

E – Mi trưởng : Mi – Sol# – Si ( E – G# – B)

F – Fa trưởng : Fa – La – Đô ( F – A – C )

G – Sol trưởng : Sol – Si – Rê ( G – B – D )

A – La trưởng : La – Đô# – Mi ( A – C# – E)

B – Si trưởng : Si – Rê# – Fa# ( B – D# – F#)

  • Hợp âm thứ :

Cm – Đô thứ : Đô – Mib – Sol ( C – Eb – G )

Dm – Rê thứ : Rê – Fa – La ( D – F – A )

Em – Mi thứ : Mi – Sol – Si ( E – G – B )

Fm – Fa thứ: Fa – Lab – Đô ( F – Ab – C )

Gm – Sol thứ : Sol – Sib – Rê ( G – Bb – D )

Am – La thứ : La – Đô – Mi ( A – C – E )

Bm – Si thứ : Si – Rê – Fa# ( B – D – F# )

 

học organ
học organ
  • Bước 5 : Nắm chắc nguyên tắc cơ bản của từng cây đàn:

Mỗi cây đàn sẽ có cách chơi và nguyên tắc riêng của nó .

  • Nhớ được điệu đệm ( đàn Casio gọi là Rythm, đàn Roland và Yamaha gọi là style).
  • Nhấn nút Rythm/Style, sau đó sử dụng bản số/ vòng quay dữ liệu để chọn ra một điệu thích hợp .
  • Điều chỉnh tốc độ của điệu đệm nhanh hoặc chậm.
  • Chọn tiếng nhạc cụ.

+ Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Chế độ này nên bật thường xuyên khi sử dụng trong tất cả mọi trường hợp để tập cho ngón tay quen với sự tinh tế nhất.

+ Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc

+ Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm

+ SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng

+ Dual Voice: Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau.

  • Bước 6 : Chơi đàn

Khi đã thực hiện lần lượt các bước trên thì bạn có thể chọn một bản nhạc với nhạc đệm để chơi.

học organ
học organ
  1. Một số điểm lưu ý khi học organ tại nhà .
  • Tìm một bản nhạc phù hợp .
  • Đọc giai điệu trước khi tập.
  • Nên giành 15 phút luyện ngón trước khi vào bải.
  • Ngồi đúng tư thế khi học đàn.
  • Mắt luôn nhìn sách, chân dậm nhịp, tai nghe, ngón cong đẹp .
  • Nếu bạn mới tập, nên đàn với tốc độ từ chậm đến nhanh.
  • Bạn có thể tham khảo thêm cách học organ tại nhà từ những lớp học online, hoặc các video hướng dẫn .

Trên đây là những thông tin về học organ tại nhà. momg rằng qua bài viết này sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc tự học tại nhà.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *