Nhạc lý piano cơ bản cho người mới học

Nhạc lý piano cơ bản cho người mới học

Đối với những người mới học piano, nhạc lý là phần rất khó nhớ vì khá hàn lâm. Rất nhiều người hay bỏ quên nhạc lý mà chỉ chú tâm vào học piano. Điều đó chính là sai lầm lớn. Thế nhưng, nếu biết cách học nhạc lý thì những lý thuyết này sẽ không còn trừu tượng và khó hiểu nữa. Sau đây, Nắng Hồng music sẽ chia sẻ với các bạn về nhạc lý piano và cách học hiệu quả nhất!

  1. Làm quen với khuông nhạc, đọc nốt nhạc:

Khuông nhạc là một tập hợp gồm năm dòng kẻ ngang song song đồng thời cách đều nhau, tạo thành bốn khoảng trống ở giữa gọi là bốn khe nhạc. Đây chính là nhạc lý piano căn bản mà khi học piano bạn cần nắm chắc. Từ dòng kẻ cuối lên dòng kẻ đầu thể hiện sự gia tăng của cao độ. Thứ tự dòng và khe được đếm từ dưới lên trên. Dòng dưới cùng được gọi là “dòng thứ nhất” còn dòng trên cùng được gọi là “dòng thứ năm”. Khuông nhạc được chia thành các ô nhịp bởi các đường kẻ đứng gọi là vạch nhịp. Khuông nhạc là nơi để nhà soạn nhạc viết các ký hiệu nhạc theo ý đồ sáng tác.

nhạc lý piano
nhạc lý piano

Ở đầu mỗi khuông nhạc sẽ được viết một khoá. Ở piano phổ biến nhất là khoá Sol. Đây là 7 nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si và vị trí của chúng trên khuông nhạc:

nhạc lý piano
nhạc lý piano

2: Gioi thiệu về dấu hóa:

Trong nhạc lý piano, dấu hóa dùng để chỉ nốt nhạc bị biến âm,phân biệt với hóa biểu(key signature). Nói chung, người ta thường viết dấu hóa ngay sau khóa nhạc. Có ba loại ký hiệu dấu hóa chính: dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮).Giới thiệu về dấu hoá

Có hai loại dấu hóa: dấu hóa theo khóa (đứng sau khóa nhạc) và dấu hóa bất thường (đặt ngay tại một nốt nhạc). Dấu hóa bất thường là trường hợp ngoại lệ của dấu hóa, chỉ áp dụng trong ô nhịp mà dấu hóa đó hiện diện.

Dấu thăng cho biết rằng nốt nhạc sẽ được chơi ở cao độ cao hơn nốt nhạc bình thường. Dấu giáng cho biết rằng nốt nhạc sẽ được chơi ở cao độ thấp hơn nốt nhạc bình thường. Riêng dấu bình ♮ có tác dụng hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng ở phía trước tạo ra. Một dấu hóa tương ứng với sự thay đổi cao độ là nửa cung.

nhạc lý piano
nhạc lý piano
  • Trường độ nốt nhạc: Trong âm nhạc, trường độ là một khoảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt và cũng là một trong những nền tảng của nhịp điệu. Trường độ nốt nhạc có sự gắn kết theo một chuỗi nốt có tiết tấu.

Trong đó:

– Nốt Tròn (whole note): dài nhất

– Nốt Trắng (half note): bằng 1/2 của nốt Tròn.

–Nốt Đen (quarter note): bằng 1/4 nốt tròn, hay 1/2 nốt trắng

–Nốt Móc (eighth note): bằng 1/8 nốt tròn, hay 1/2 nốt đen

 

Nếu nốt nhạc có 1 dấu chấm, thì tăng giá trị trường độ các nốt nhạc đó lên thêm một nửa nữa.

  1. Số chỉ nhịp, nhịp

Số chỉ nhịp (nhiều khi chỉ được gọi là nhịp): là những ký hiệu quy ước được sử dụng để xác định có bao nhiêu phách trong mỗi ô nhịp và giá trị nốt nhạc nào được gán cho mỗi phách.

Đầu mỗi khuông nhạc đều được ghi nhịp cho biết được điệu của bài nhạc. Số chỉ nhịp này sẽ gồm hai số: số nằm bên trên chính là số nhịp có trong 1 ô nhịp.

VD: Số bên trên là số 2, thì 1 ô nhịp sẽ có 2 phách.

Số bên trên là số 4, thì 1 ô nhịp sẽ có 4 phách.

nhạc lý piano
nhạc lý piano

* Về con số nằm bên dưới, nó có nghĩa là một đơn vị nhịp sẽ có giá trị bằng một nốt, mà nốt đó là nốt tương ứng với số ở phần mẫu số.

– Nốt tròn được gọi là whole note – nghĩa là nguyên vẹn, có thể coi là 1.

– Nốt trắng được gọi là nốt half – nghĩa là 1/2.

– Nốt đen được gọi là quarter – nghĩa là 1/4.

– Nốt móc đơn được viết là 1/8

Và tương tự cho những nốt nhỏ hơn.

Trên đây chính là những nhạc lý piano cơ bản nhất bạn cần nắm trước khi muốn học sâu hơn. Những kiến thức này tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ nền tảng giúp bạn theo đuổi ước mơ chinh phục piano dễ dàng hơn. Hãy dành cho mình thói quen 5 phút mỗi ngày để tập đọc nốt bạn sẽ thấy việc học piano không còn khó khăn nữa. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *